Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, chứng hưng trầm cảm

Có khi nào đột nhiên bạn cảm thấy buồn, vô vọng, mất hứng thú hay chán nản với mọi thứ xung quanh mình? Và rồi sau một thời gian bạn lại thấy vui vẻ, cơ thể tràn đầy năng lượng và phấn khích? Nếu thường xuyên gặp phải triệu chứng này thì rất có thể bạn đã gặp phải chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây để có một cái nhìn tổng quan nhất về chứng bệnh này.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là gì?

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay chứng hưng trầm cảm là một bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi về cảm xúc không ổn định. Bệnh đặc trưng với những giai đoạn cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) xen kẽ các giai đoạn cảm xúc ức chế (trầm cảm).

Triệu chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Các triệu chứng của rối loạn cảm xúc lưỡng cực gây ra bởi sự đan xen giữa các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. Những thay đổi về cảm xúc có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ, các hoạt động, suy nghĩ, hành vi…

Triệu chứng của giai đoạn hưng cảm

- Cảm thấy lạc quan, yêu đời, vui vẻ và tự tin thái quá

- Cảm thấy phấn kích, khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng, tăng thực hiện các hoạt động thể chất

- Ngủ ít hơn, nói nhiều hơn

- Đưa ra các quyết định không tốt: mua sắm quá mức, đầu tư tài chính với rủi ro cao…

Triệu chứng của giai đoạn trầm cảm

 - Tâm trạng chán nản, buồn rầu, trống rỗng, vô vọng. Với trẻ em và thanh thiếu niên thường xuất hiện với cảm giác khó chịu trong người mà không rõ lý do.

- Không quan tâm, không hứng thú với mọi thứ xung quanh,

- Không muốn hoạt động, thực hiện các hoạt động chậm chạm hơn

- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều

- Mệt mỏi, căng thẳng, cảm giác cơ thể như không có năng lượng

- Cảm giác bản thân là người vô dụng, hay có cảm giác tội lỗi trong những tình huống không thích hợp

- Không muốn suy nghĩ, không tập trung, thiếu quyết đoán

- Một số trường hợp còn có suy nghĩ muốn tự tử

Ở mỗi giai đoạn, người bệnh có thể chỉ xuất hiện một hoặc một số dấu hiệu nhất định kể trên. Các triệu chứng của rối loạn cảm xúc ở trẻ em và thanh thiếu niên thường khó phát hiện hơn so với người lớn bởi vì chúng dễ nhần lẫn với stress trong học tập hay những triệu chứng của các rối loạn tâm thần khác. Đồng thời các giai đoạn trong rối loạn cảm xúc ở trẻ em và thanh thiếu niên thường thay đổi rất nhanh chóng.

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có sự đan xen giữa giai đoạn hưng cảm và trầm cảm

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có sự đan xen giữa giai đoạn hưng cảm và trầm cảm

Tpcn cốm Egaruta – Giải pháp an toàn và hiệu quả cho chứng co giật, tăng động, rối loạn cảm xúc. Hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại dưới đây để được tư vấn tốt nhất.

 

Nguyên nhân của chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Cho đến nay vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lưỡng cực, tuy nhiên các nhà khoa học nhận thấy nó có liên quan tới một số yếu tố như:

- Rối loạn các chất dẫn truyền thần kinh bên trong não bộ

- Yếu tố di truyền: rối loạn cảm xúc phổ biến hơn ở những người có người thân (cha mẹ, anh em ruột) cũng gặp phải chứng bệnh này

- Trải qua các sang chấn về tâm lý như cái chết của người thân, thất tình…

- Lạm dụng rượu, ma túy

Những ảnh hưởng tiêu cực của rối loạn cảm xúc lưỡng cực tới người bệnh

Rối loạn cảm xúc ở mức độ nặng nếu không được điều trị có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh, chẳng hạn như:

- Lạm dụng rượu bia, ma túy hay các chất gây nghiện khác

- Vi phạm các vấn đề về pháp lý hay tài chính

- Quan hệ không tốt với gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp…

- Học tập, lao động kém hiệu quả

- Nguy hiểm nhất là các hành vi tự tử

Người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực dễ lạm dụng chất kích thích

Người bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực dễ lạm dụng chất kích thích

Điều trị rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một tình trạng bệnh lý mạn tính, khó có thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên việc điều trị có thể giúp người bệnh quản lý và giảm thiểu phần lớn các triệu chứng.

- Thuốc: Rối loạn cảm xúc lưỡng cực đòi hỏi phải điều trị bằng thuốc suốt đời ngay cả trong những giai đoạn người bệnh cảm thấy tốt hơn. Nếu không dùng thuốc thường xuyên người bệnh sẽ dễ xuất hiện các triệu chứng với mức độ nghiêm trọng hơn. Các thuốc thường được sử dụng đó là thuốc chống loạn thần bao gồm: olanzapine (Zyprexa), risperidone (Risperdal), quetiapine (Seroquel), aripiprazole (Abilify), ziprasidone (Geodon), lurasidone (Latuda) Hoặc asenapine (Saphris)

- Xử lý tình trạng làm dụng chất gây nghiện: Lạm dụng chất gây nghiện là tình trạng mà khá nhiều người bệnh rối loạn cảm xúc gặp phải. Tình trạng này cần phải được loại bỏ bởi sự quyết tâm của người bệnh, sự giúp đỡ của những người xung quanh và các bác sĩ, nếu không việc điều trị chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực sẽ trở nên rất khó khăn.

- Nhập viện: cần nhập viện để điều trị nếu người bệnh có suy nghĩ, hành vi tự tử hay cảm thấy bị hoảng loạn

- Điều trị tâm lý: Người bệnh nên tìm một bác sĩ hay chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm để được tư vấn áp dụng các liệu pháp về tâm lý.

- Sử dụng thảo dược: Một số thảo dược có tác dụng an thần, ổn định hệ thần kinh như Câu đằngAn tức hươngcũng sẽ là giải pháp an toàn, hiệu quả để giúp người bệnh ổn định về tâm lý và giảm sự xuất hiện của các triệu chứng.

Tác giả bài viết: Ds. Ngọc Hải

Nguồn tin: benhdongkinh.com.vn