• Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Văn bản
  • Chuyên đề tâm thần
    • » Sức khỏe tâm thần
    • » Tâm thần phân liệt
    • » Động kinh
    • » Trầm cảm
    • » Tự kỷ
    • » Tăng động, giảm chú ý
    • » Rối loạn lo âu
    • » Rối loạn cảm xúc
    • » Các rối loạn tâm thần do rượu, kích thích
    • » Các rối loạn tâm thần khác
  • Khám, chữa bệnh
    • » Hướng dẫn khám chữa bệnh
    • » Bảng giá dịch vụ
    • » Bảng giá thuốc, VTYT
  • Nghiên cứu, đào tạo
    • » Các đề tài, đề cương nghiên cứu
    • » Các chương trình đào tạo
  • Lịch trực
    • » Lịch trực tuần
    • » Quy định chung về trực
  • Hình ảnh
  • Video - Phóng sự
  • Liên hệ
 
03:51 Thứ sáu, 13/06/2025

Trang chủ » Chuyên đề tâm thần » Tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt

Thứ ba - 02/01/2018 02:12
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh do các triệu chứng của bệnh như các hành vi tấn công, giết người, tự sát do hoang tưởng, ảo giác và hành vi xung động.
Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần nặng, nguyên nhân đến nay vẫn còn chưa được biết rõ, thường có tiến triển từ từ, có xu hướng tiến triển thành mạn tính. Rối loạn có bệnh cảnh lâm sàng biểu hiện bằng các triệu chứng dương tính và âm tính. Các triệu chứng dương tính bao gồm: hoang tưởng, ảo giác và kích động. Các triệu chứng âm tính thể hiện sự sa sút các mặt hoạt động tâm thần bao gồm: cảm xúc thờ ơ, bàng quan, mất ham thích, trí tuệ giảm, tư duy và ngôn ngữ nghèo nàn, các triệu chứng thu mình và cách ly xã hội. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh do các triệu chứng của bệnh như các hành vi tấn công, giết người, tự sát do hoang tưởng, ảo giác và hành vi xung động.

1. ĐẠI CƯƠNG

Tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần nặng, nguyên nhân đến nay vẫn còn chưa được biết rõ, thường có tiến triển từ từ, có xu hướng tiến triển thành mạn tính. Rối loạn có bệnh cảnh lâm sàng biểu hiện bằng các triệu chứng dương tính và âm tính. Các triệu chứng dương tính bao gồm: hoang tưởng, ảo giác và kích động. Các triệu chứng âm tính thể hiện sự sa sút các mặt hoạt động tâm thần bao gồm: cảm xúc thờ ơ, bàng quan, mất ham thích, trí tuệ giảm, tư duy và ngôn ngữ nghèo nàn, các triệu chứng thu mình và cách ly xã hội. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh do các triệu chứng của bệnh  như các hành vi tấn công, giết người, tự sát do hoang tưởng, ảo giác và hành vi xung động.
 
Rối loạn thường khởi phát ở lứa tuổi từ 15 – 35, với tỷ lệ hiện mắc khoảng 0,3 – 1% dân số. Tỷ lệ bị bệnh ở nam và nữ là 1:1, tuy nhiên nữ thường có khởi phát muộn và tiên lưọng nhẹ hơn nam.
 
Hiện nay, mặc dù  chưa có phương pháp nào có thể điều trị lành hẳn tâm thần phân liệt, nhưng nếu phát hiện sớm và được điều trị thích hợp, các triệu chứng của tâm thần phân liệt sẽ được kiểm soát và hầu hết bệnh nhân tâm thần phân liệt có thể hòa nhập được với cộng đồng và lao động ở mức độ nhất định.
 
2. LỊCH SỬ
 
- Tâm thần phân liệt được mô tả trong y văn từ thế kỷ XVIII.
- Năm 1857, nhà tâm thần học người Pháp B.A Morel lần đầu tiên mô tả một loại bệnh tâm thần thường khởi phát ở người trẻ tuổi và thường dẫn đến sa sút, ông đã gọi bệnh này là “mất trí sớm” (Dementia Praecox).
- Năm 1863, nhà tâm thần học người Đức K.L.Kalhbumn đã mô tả một rối loạn tâm thần khởi phát ở người trẻ tuổi, thường có tiến triển mạn tính mà một học trò của ông là Hecker sau này đã đặt tên cho nó là “bệnh thanh xuân” (Hebephrenia).
- Năm 1874, K.L.Kalhbumn lại mô tả một dạng khác của bệnh này được biểu hiện chủ yếu bằng các triệu chứng của rối loạn vận động mà ông đã gọi  dưới tên “căng trương lực” (Catatonia).
- Năm 1898, nàh tâm hoạc Đức E. Kraeplin thống nhất các thể bệnh độc lập được các tác giả trên mô tả lại thành một bệnh riêng biệt, gọi tên là bệnh “mất trí sớm”.Ông cũng chia bệnh này làm 4 thể là đơn thuần, căng trương lực, Paranoid và thanh xuân.
- Năm 1911, E.Bleuler gọi rối loạn này là “Tâm thần phân liệt” bởi vì ông nhận thấy rằng các biểu hiện chủ yếu của nó là sự chia cắt cảu các mặt hoạt động tâm thần. Thuật ngữ này đã được các nhà tâm thần học và các trường phái tâm thần học chấp nhận và sử dụng cho đến ngày nay

3. NGUYÊN NHÂN
 
Nguyên nhân của tâm thần phân liệt đến nay vẫn chưa được biết rõ nhưng khi nghiên cứu về tâm thần phân liệt các tác giả đã đưa ra các giả thuyết giải thích về nguyên nhân của rối loạn này như sau:
 
3.1. Thuyết di truyền

Các nghiên cứu về tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt trong gia đình và ở những cặp sinh đôi đã khẳng định được vai trò của yếu tố di truyền trong căn bệnh của tâm thần phân liệt. Theo tác giả L.Gordon nếu trong gia đình cả 2 bố mẹ đều bị tâm thần phân liệt thì nguy cơ mắc rối loạn này ở con là 15 – 55%
Nghiên cứu ở những cặp sinh đôi cùng trứng cho thấy nếu người này bị tâm thần phân liệt thì nguy cơ bị tâm thần phân liệt ở ngưòi kia là 40 – 55%, trong khi đó tỷ lệ này ở những cặp sinh đôi khác trứng là 10 – 14%.

Xem chi tiết vui lòng tải file đính kèm tại đây.

Nguồn tin: benhvientamthan.danang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: tâm thần, phân liệt, rối loạn, nguyên nhân, từ từ, xu hướng, lâm sàng, biểu hiện, triệu chứng, dương tính, bao gồm, ảo giác, kích động, thể hiện, sa sút, hoạt động, cảm xúc, thờ ơ, bàng quan, trí tuệ, tư duy
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi
Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

Những tin mới hơn

  • Bệnh Tâm thần phân liệt: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị? (30/09/2024)
  • Nguyên nhân và các triệu chứng thường gặp của bệnh Tâm thần phân liệt (30/05/2018)
 

HÌNH ẢNH

VĂN BẢN MỚI

  • Số: 491/CV-BV
  • Tên: (V/v mời báo giá sửa chữa màn hình máy xét nghiệm huyết học)
  • Ban hành ngày: (08/06/2025)
  • Số: 484/CV-BV
  • Tên: (V/v mời báo giá hóa chất, vật tư xét nghiệm (lần 2))
  • Ban hành ngày: (03/06/2025)
  • Số: 469/CV-BV
  • Tên: (V/v yêu cầu báo giá thuốc năm 2025 (Lần 4))
  • Ban hành ngày: (29/05/2025)
  • Số: 446/CV-BV
  • Tên: (V/v mời báo giá bổ sung vật tư y tế năm 2025)
  • Ban hành ngày: (28/05/2025)

BẢN ĐỒ TỈNH HƯNG YÊN

Bản đồ Hưng Yên

VIDEO - PHÓNG SỰ

Hệ thống văn bản do tỉnh ban hành
Cổng thông tin điện tử Hưng Yên
Bộ y tế
Bệnh viện tâm thần Trung ương I

THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang truy cậpĐang truy cập : 1


Hôm nayHôm nay : 264

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 5333

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 575318

BỆNH VIỆN TÂM THẦN KINH TỈNH HƯNG YÊN
------------------------------------------------------------------

Địa chỉ : Xã Song Mai, Huyện Kim Động, Tỉnh Hưng Yên
Điện thoại : 02213.504.483 - 02213.865.010
Giấy phép số : 22/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông cấp ngày 26/3/2018
Chịu trách nhiệm nội dung : BSCK II Nguyễn Văn Tình, Giám đốc bệnh viện